Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư, người con ưu tú của cù lao Giêng
- Được đăng: Thứ năm, 27 Tháng 9 2018 14:20
- Lượt xem: 6464
(TGAG)- Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là một cù lao nằm gọn trên dòng sông Tiền, bao gồm ba xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân. Các thư tịch cổ gọi nơi đây là Doanh Châu bởi dáng dấp giống như Doanh Châu, một trong ba đảo thần tiên ở hạ giới (Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu). Nhà văn Nguyên Hùng gọi cù lao Giêng là “đệ nhất cù lao” bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, đất đai màu mỡ, khí hậu trong lành, sản vật dồi dào, phong phú.
Ở cù lao Giêng có địa danh Phủ Thờ, thuộc xã Bình Phước Xuân. Sách Địa Chí An Giang ghi: “Phủ Thờ: Tên một địa danh ở cù lao Giêng thuộc ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) được dùng đặt tên cho một bến đò gọi là bến đò Phủ Thờ, một cái chợ gọi là chợ Phủ Thờ. Phủ Thờ là một ngôi nhà lớn (phủ đường) dành cho thờ cúng làm lễ giỗ cho một kiếng họ (cách họ). Đây nói về họ Nguyễn của ông Nguyễn Văn Núi từ Bình Định vào khai hoang lập nghiệp ở đây”.
Phủ Thờ là tên gọi ngôi thờ Ba quan Thượng đẵng của tộc họ Nguyễn trên đất cù lao Giêng. Đó là ba thanh niên người địa phương Nguyễn Văn Thư, Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn Văn Diện là con của ông Nguyễn Văn Núi, theo phò Nguyễn Ánh lập nhiều chiến công, trong đó xuất sắc nhất là Nguyễn Văn Thư, năm 1802 được Nguyễn Ánh sắc phong là Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc hầu.
Về thân thế của Nguyễn Văn Thư:
Nguyễn Văn Thư không rõ năm sinh, nhưng theo suy đoán, có lẽ ông sinh vào những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ XVIII. Cha là ông Nguyễn Văn Núi và mẹ là bà Lê Thị Nhạc, gốc người ở Bình Định, vốn giỏi võ nghệ.
Theo truyện kể trong dòng họ, ông Nguyễn Văn Núi và bà Lê Thị Nhạc theo chân Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đi tìm cuộc sống ở vùng đất mới. Do đó con cháu Nguyễn tộc đều cho rằng ông Núi và bà Nhạc đến vùng đất Chợ Mới – An Giang khoảng năm 1700 (là năm Nguyễn Hữu Cảnh rút quân về cù lao Cây Sao rồi phát bệnh mất). Nhưng đối chiếu niên đại thấy không hợp lý. Có lẽ ông Núi và bà Nhạc đến vùng đất Chợ Mới – An Giang vào khoảng thập kỷ 40 cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ XVIII. Lúc đó, vùng đất Chợ Mới–An Giang còn là xứ Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp. Đến năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn mới dâng xứ Tầm Phong Long cho chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát để đền ơn sự cứu giúp trong lúc hoạn nạn, giành lại ngôi vua. Ông Núi và bà Nhạc vào Chợ Mới trong khi vùng đất này chưa thuộc chủ quyền của xứ Đàng Trong - Đại Việt thì đều được coi là theo chân Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh.
Cũng theo truyền khẩu, lúc mới vào ông Nguyễn Văn Núi và bà Lê Thị Nhạc ngụ ở một nơi bên bờ sông Tiền, nay là xã Mỹ An, đối diện với Cù lao Giêng, khai hoang và săn bắn. Sau khi người con đầu là Nguyễn Văn Sùng (anh của Nguyễn Văn Thư) một mình sang cù lao Giêng săn bắn bị cọp vồ mất xác, ông bà mới dời sang cù lao này để diệt trừ thú dữ. Trước là trả thù cho con, sau là tạo sự yên lành cho mọi người. Ông bà dựng nhà ở giồng Ông Núc, cạnh lung Bà Chè. Tại đây, ông bà huy động lưu dân khai phá, mở rộng ruộng đất…
Mất người con đầu, ông Núi và bà Nhạc còn lại bốn người con trai, lần lượt là Nguyễn Văn Thư, Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn Văn Diện và Nguyễn Văn Thập. Tất cả đều gan dạ, dũng cảm, ưa mạo hiểm, giỏi võ nghệ. Lúc nhỏ, các con học võ với cha mẹ, lớn lên được một thầy võ từ Huế vào, xin cư ngụ tại nhà ông Núi, dạy võ cho các con. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Thư tỏ rõ bản lĩnh và võ nghệ trội hơn các em.
Tưởng cũng cần khẳng định gia đình Nguyễn Văn Thư là một gia đình hào mục, giàu có trong làng, cho nên có khả năng nuôi một thầy Huế trong nhà để dạy võ cho các con. Sau đó ông lại còn “chiêu mộ nghĩa dõng” trước khi theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc. Nếu có chuyện Nguyễn Văn Thư chèo ghe cùng mẹ đi mua bán nhiều nơi cũng là hình thức để kết giao bạn bè đồng chí hướng, nghe ngóng tình hình thời cuộc, chứ không phải do nghèo, phải bươn bả mưu sinh như một số tài liệu đề cập.
Trong quá trình đi nhiều nơi, ông đã gặp, phải lòng và cưới cô Nguyễn Thị Năng, người miệt Cái Nhum (nay là xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp), con duy nhất một gia đình giàu có, một phú hộ trong vùng. Hôn nhân của Nguyễn Văn Thư và Nguyễn Thị Năng có người con trai duy nhất, tên là Nguyễn Văn Thuyền. Sau khi Nguyễn Văn Thư chết ở trận mạc, Nguyễn Văn Thuyền được hưởng tập ấm chức Chánh đội trưởng, ở tại quê mẹ. Vì thế, Quốc sử quán triều Nguyễn đều ghi nhầm Nguyễn Văn Thư quê huyện Kiến Phong, trấn Định Tường. Thực ra, vùng đất cù lao Giêng - Chợ Mới ngày nay sau năm 1757 thuộc Tân Châu đạo, dinh Long Hồ, sau năm 1808 là huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh, sau năm 1836 thuộc huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang. Chưa bao giờ cù lao Giêng thuộc huyện Kiến Phong, trấn Định Tường.
Sự nghiệp
Nguyễn Văn Thư lúc trưởng thành là một thanh niên giỏi võ nghệ, cùng gia đình tổ chức lưu dân khai khẩn vùng đất Cù lao Giêng, tiêu diệt hổ dữ tạo sự bình yên cho cuộc sống. Tuy nhiên lúc Nguyễn Văn Thư trưởng thành cũng là lúc vùng Gia Định đang có sự tranh chấp quyết liệt giữa 2 thế lực, một bên là nhà Tây Sơn, lúc đó còn tiêu biểu cho khởi nghĩa nông dân, một bên là các Chúa Nguyễn, đại diện là Nguyễn Ánh.
Nông dân Gia Định rất biết ơn các Chúa Nguyễn. Nhờ sự phát triển, mở mang của các Chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong, mới có vùng đất Gia Định. Nhưng lúc đó thế lực Nguyễn Ánh quá yếu, nhiều lần thất bại thảm hại, trước sự tấn công của Nhà Tây Sơn. Bức bách, Nguyễn Ánh lại phạm sai lầm khi cầu viện quân đội nước ngoài (Xiêm La và Pháp) vào để đánh quân Tây Sơn, mà ngày nay lịch sử phê phán là “cõng rắn cắn gà nhà”. Có lẽ vì vậy, Nguyễn Văn Thư đã không theo Nguyễn Ánh ngay từ đầu (năm 1777), khi Nguyễn Ánh vừa khởi nghiệp như Nguyễn Văn Thoại, Hồ Văn Lân, Dương Công Trừng…. Theo truyền thuyết của Nguyễn tộc, Nguyễn Văn Thư còn lãnh đạo đội nghĩa dõng của mình chiêu mộ, đánh tan tàn quân Xiêm sau khi chúng thua trận ở Rạch Gầm – Xoài Mút trốn chạy về ngang qua Cù lao Giêng, ghé lại cướp bóc.
Đầu năm 1787, một biến cố bất ngờ xảy ra trong nội bộ phong trào Tây Sơn. Có sự bất hòa giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Đỉnh điểm, Nguyễn Huệ đã đem hơn 60 ngàn quân vào vây thành Qui Nhơn. Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành kêu khóc, kêu gọi tình anh em ruột thịt, Nguyễn Huệ mới giải vây, rút quân về. Cuộc chiến này, theo Tạ Chí Đại Trường trong sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 - 1802), tạo ra một sự kinh ngạc lớn cho dân chúng thời bấy giờ, uy tín của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bị sụt giảm nghiêm trọng.
Là một người thường xuyên đi lại kết giao, theo dõi thời cuộc, có lẽ cuộc chiến nội bộ trong phong trào Tây Sơn có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và hành động của ông. Do đó, cuối năm 1787 (năm Đinh Mùi) Nguyễn Văn Thư ra đầu quân dưới trướng của Tôn Thất Hội, nghĩa là Nguyễn Văn Thư quyết định theo Nguyễn Ánh.
Khi gia nhập quân Nguyễn Ánh, Nguyễn Văn Thư đã đem hết tài năng ra thi thố. Nhờ tài giỏi, có đức độ, nên dù thời gian khá ngắn ngủi, Nguyễn Văn Thư liên tiếp được phong các chức vụ sau:
Cuối năm Đinh Mùi (1787) ra đầu quân “chiêu mộ nghĩa dũng, theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc”, được phong Cai đội.
Tháng 6 năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Ánh cho đặt thêm đạo Kiên Đồn ở cửa sông Trà Ôn thuộc dinh Long Hồ, Nguyễn Văn Thư thăng chức Tổng nhung cai cơ giữ đạo Kiên Đồn. Tháng 10 ông được thăng Chánh trưởng chi chi Tiền hậu quân, đem quân đóng ở Sao Châu phòng giữ phủ Ba Thắc (tức vùng Sóc Trăng – Trà Vinh ngày nay).
Năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Văn Thư thăng Phó tướng hậu quân.
Năm Tân Hợi (1791) ông chuyển làm Phó tướng Tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ, coi thu thuế nhà nước ở hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc.
Mùa hạ năm Nhâm Tý (5/1792), thuộc cấp của ông nhũng nhiễu quân Phiên (lính người Khmer trong quân đội Nguyễn Ánh). Việc bị phát giác. Nguyễn Văn Thư bị kết tội oan là dung túng cho thuộc hạ nhũng nhiễu, giáng xuống làm Cai đội.
Năm Giáp Dần (1794) ông được minh oan và phục chức Phó tướng Tiền quân, sung vào đoàn quân của Tôn Thất Hội giải vây thành Diên Khánh. Mùa hạ năm Giáp Dần (5/1794), “Thuyền vua tiến đến cửa biển Thị Nại. Sai Tôn Thất Hội lãnh quân các vệ đánh các bảo Tiêu Cơ, Mai Nương, đều lấy được. Giặc tan chạy. Ta bắt được hơn 40 cỗ đại bác và khí giới không xiết kể. Phó tướng Tiền quân Nguyễn Văn Thư bị trúng đạn chết (Sau tặng Chưởng dinh).”
Đối chiếu giữa Quốc sử quán Triều Nguyễn (Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện…) và sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 - 1802) của tác giả Tạ Chí Đại Trường, có thể kết luận Nguyễn Văn Thư và hai em (Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện) tử trận ngày 24/5/1794 âm lịch, ở cửa biển Thị Nại.
Từ một nông dân, chỉ hơn 3 năm đầu quân (1787 - 1791), Nguyễn Văn Thư đã nhanh chóng được thăng chức Phó tướng hậu quân rồi Phó tướng Tiền quân. Sau đó bị tội do liên đới trách nhiệm (5/1792), giáng xuống làm Cai đội, nhưng chỉ sau hơn một năm đã được phục chức.
Do vậy, sau khi lên ngôi vua năm 1802, Gia Long đã truy tặng các tướng sĩ có công góp phần dựng lại cơ nghiệp. Vua nhìn thấy công lao to lớn của Nguyễn Văn Thư, nên đã ban cho ông Đặc Tiến Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc Hầu, được liệt thờ ở miếu Trung hưng Công thần.
Năm Gia Long thứ 13 (1814), Nguyễn Văn Thư còn được Gia Long cấp sắc truy phong “Thụy Uy Dũng”. Sắc này được ông Nguyễn Văn Thuyền, con trai duy nhất đưa về phụng thờ, cúng giỗ hàng năm, vào ngày 27 – 28/5 âm lịch ở quê Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cũng năm này, Sứ giả triều đình đến cù lao Giêng báo hung tin và tổ chức lễ “du hồn” cho ông và hai em. Ba hình nhân bằng sáp được làm từ kinh đô Huế, mặc võ phục thủy binh, có kích thước gần bằng người thật, tượng trưng cho thi hài Nguyễn Văn Thư và hai em, được an táng tại quê nhà, đúng lễ nghi quân cách.
Cũng cần phân biệt Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư với hàng tướng Nguyễn Văn Thư. Sách Đại Nam Thực lục chính biên, Đệ nhất kỷ, tập II (NXB Sử học Hà Nội, trang 227) ghi: “Lấy hàng tướng chỉ huy Nguyễn Văn Thư làm Phó Hiệu úy Tiền chi Trung quân”. Đây là trường hợp trùng tên. Cụm từ “hàng tướng” để chỉ người của nhà Tây Sơn chạy theo về Nguyễn Ánh. Khi xuất hiện nhân vật hàng tướng Nguyễn Văn Thư vào tháng 11/1795, lúc đó Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư đã mất.
Về những người em của Nguyễn Văn Thư
Năm 1787, khi Nguyễn Ánh cho người về mộ quân ở cù lao Giêng, cả 4 anh em Nguyễn Văn Thư đều đầu quân. Nhưng sau đó, chỉ có 3 người anh tham gia chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Tôn Thất Hội. Còn người em út là Nguyễn Văn Thập được sung vào hương binh. Sau đó, ông được đề cử làm Hương chủ cho cả 3 làng trên cù lao Giêng.
Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện chiến đấu sát cánh cùng Nguyễn Văn Thư và cùng bị trúng đạn chết ở cửa biển Thị Nại ngày 24/5/1794. Cho nên năm 1814, Sứ giả triều đình về xây mộ gió cho cả 3 ông, nhất định phải có sắc phong cho cả 3 người. Rất tiếc, có lẽ do Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện chỉ có con gái, trong điều kiện xã hội phong kiến, đã không gìn giữ được sắc phong vua ban cho ông cha của mình, đến nay sắc phong không còn tìm thấy. Chúng ta còn cần phải tiếp tục tìm tòi, tra cứu trong Quốc sử quán Triều Nguyễn để làm rõ hơn về sự nghiệp của hai ông.
Kết luận
Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư là một võ tướng có tài thao lược, có đức độ, một người con ưu tú của cù lao Giêng, Chợ Mới - An Giang. Ông trưởng thành trong thời kỳ đất Gia Định có sự tranh chấp quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Mặc dầu chịu ơn các Chúa Nguyễn đối với việc mở mang vùng đất Gia Định, nhưng Nguyễn Văn Thư không vội vàng theo Nguyễn Ánh ngay từ đầu. Đến khi xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ phong trào Tây Sơn, uy tín phong trào Tây Sơn sụt giảm nghiêm trọng, cuối năm 1787, ông mới đầu quân theo Nguyễn Ánh. Việc Nguyễn Văn Thư đầu quân theo Nguyễn Ánh góp phần cho lực lượng Nguyễn Ánh mạnh hơn hẳn lực lượng Tây Sơn trên vùng Gia Định để đến năm 1789 thế lực Nguyễn Ánh đã hoàn toàn làm chủ đất này. Sau hơn 3 năm đầu quân, ông đã được thăng giữ chức Phó tướng Tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ, đây là chức võ quan cao cấp, trật Chánh nhị phẩm.
Tuy nhiên, do ông chết trận quá sớm, từ tháng 5/1794, 8 năm trước khi Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi vua. Mặc dù Gia Long nhìn thấy công lao to lớn của ông, đã sắc phong Đặc Tiến Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc Hầu, thụy Uy Dũng. Nhưng do định kiến của lịch sử, do bụi mờ thời gian che khuất, ngày nay chúng ta biết rất ít về thân thế và sự nghiệp của Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư.
Đối chiếu niên đại, rõ ràng Nguyễn Văn Thư là người được Triều Nguyễn phong tước hầu sớm nhất so với các ông hầu khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Xét về tài năng, nhân cách và đức độ, Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư xứng đáng để chúng ta tôn vinh như Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại.
Tài liệu tham khảo:
1- Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán Triều Nguyễn.
2- Đại Nam thực lục. Quốc sử quán Triều Nguyễn.
3- Đại Nam liệt truyện. Quốc sử quán Triều Nguyễn.
4- Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức,
5- Lịch sử xứ Đàng Trong của Phan Khoan.
6- Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 – 1802) của Tạ Chí Đại Trường.
7- Kỷ yếu Hội thảo khoa học lịch sử “Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư” tại An Giang ngày 25.12.2015.
Ở cù lao Giêng có địa danh Phủ Thờ, thuộc xã Bình Phước Xuân. Sách Địa Chí An Giang ghi: “Phủ Thờ: Tên một địa danh ở cù lao Giêng thuộc ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) được dùng đặt tên cho một bến đò gọi là bến đò Phủ Thờ, một cái chợ gọi là chợ Phủ Thờ. Phủ Thờ là một ngôi nhà lớn (phủ đường) dành cho thờ cúng làm lễ giỗ cho một kiếng họ (cách họ). Đây nói về họ Nguyễn của ông Nguyễn Văn Núi từ Bình Định vào khai hoang lập nghiệp ở đây”.
Phủ Thờ là tên gọi ngôi thờ Ba quan Thượng đẵng của tộc họ Nguyễn trên đất cù lao Giêng. Đó là ba thanh niên người địa phương Nguyễn Văn Thư, Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn Văn Diện là con của ông Nguyễn Văn Núi, theo phò Nguyễn Ánh lập nhiều chiến công, trong đó xuất sắc nhất là Nguyễn Văn Thư, năm 1802 được Nguyễn Ánh sắc phong là Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc hầu.
Về thân thế của Nguyễn Văn Thư:
Nguyễn Văn Thư không rõ năm sinh, nhưng theo suy đoán, có lẽ ông sinh vào những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ XVIII. Cha là ông Nguyễn Văn Núi và mẹ là bà Lê Thị Nhạc, gốc người ở Bình Định, vốn giỏi võ nghệ.
Theo truyện kể trong dòng họ, ông Nguyễn Văn Núi và bà Lê Thị Nhạc theo chân Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đi tìm cuộc sống ở vùng đất mới. Do đó con cháu Nguyễn tộc đều cho rằng ông Núi và bà Nhạc đến vùng đất Chợ Mới – An Giang khoảng năm 1700 (là năm Nguyễn Hữu Cảnh rút quân về cù lao Cây Sao rồi phát bệnh mất). Nhưng đối chiếu niên đại thấy không hợp lý. Có lẽ ông Núi và bà Nhạc đến vùng đất Chợ Mới – An Giang vào khoảng thập kỷ 40 cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ XVIII. Lúc đó, vùng đất Chợ Mới–An Giang còn là xứ Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp. Đến năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn mới dâng xứ Tầm Phong Long cho chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát để đền ơn sự cứu giúp trong lúc hoạn nạn, giành lại ngôi vua. Ông Núi và bà Nhạc vào Chợ Mới trong khi vùng đất này chưa thuộc chủ quyền của xứ Đàng Trong - Đại Việt thì đều được coi là theo chân Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh.
Cũng theo truyền khẩu, lúc mới vào ông Nguyễn Văn Núi và bà Lê Thị Nhạc ngụ ở một nơi bên bờ sông Tiền, nay là xã Mỹ An, đối diện với Cù lao Giêng, khai hoang và săn bắn. Sau khi người con đầu là Nguyễn Văn Sùng (anh của Nguyễn Văn Thư) một mình sang cù lao Giêng săn bắn bị cọp vồ mất xác, ông bà mới dời sang cù lao này để diệt trừ thú dữ. Trước là trả thù cho con, sau là tạo sự yên lành cho mọi người. Ông bà dựng nhà ở giồng Ông Núc, cạnh lung Bà Chè. Tại đây, ông bà huy động lưu dân khai phá, mở rộng ruộng đất…
Mất người con đầu, ông Núi và bà Nhạc còn lại bốn người con trai, lần lượt là Nguyễn Văn Thư, Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn Văn Diện và Nguyễn Văn Thập. Tất cả đều gan dạ, dũng cảm, ưa mạo hiểm, giỏi võ nghệ. Lúc nhỏ, các con học võ với cha mẹ, lớn lên được một thầy võ từ Huế vào, xin cư ngụ tại nhà ông Núi, dạy võ cho các con. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Thư tỏ rõ bản lĩnh và võ nghệ trội hơn các em.
Tưởng cũng cần khẳng định gia đình Nguyễn Văn Thư là một gia đình hào mục, giàu có trong làng, cho nên có khả năng nuôi một thầy Huế trong nhà để dạy võ cho các con. Sau đó ông lại còn “chiêu mộ nghĩa dõng” trước khi theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc. Nếu có chuyện Nguyễn Văn Thư chèo ghe cùng mẹ đi mua bán nhiều nơi cũng là hình thức để kết giao bạn bè đồng chí hướng, nghe ngóng tình hình thời cuộc, chứ không phải do nghèo, phải bươn bả mưu sinh như một số tài liệu đề cập.
Trong quá trình đi nhiều nơi, ông đã gặp, phải lòng và cưới cô Nguyễn Thị Năng, người miệt Cái Nhum (nay là xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp), con duy nhất một gia đình giàu có, một phú hộ trong vùng. Hôn nhân của Nguyễn Văn Thư và Nguyễn Thị Năng có người con trai duy nhất, tên là Nguyễn Văn Thuyền. Sau khi Nguyễn Văn Thư chết ở trận mạc, Nguyễn Văn Thuyền được hưởng tập ấm chức Chánh đội trưởng, ở tại quê mẹ. Vì thế, Quốc sử quán triều Nguyễn đều ghi nhầm Nguyễn Văn Thư quê huyện Kiến Phong, trấn Định Tường. Thực ra, vùng đất cù lao Giêng - Chợ Mới ngày nay sau năm 1757 thuộc Tân Châu đạo, dinh Long Hồ, sau năm 1808 là huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh, sau năm 1836 thuộc huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang. Chưa bao giờ cù lao Giêng thuộc huyện Kiến Phong, trấn Định Tường.
Sự nghiệp
Nguyễn Văn Thư lúc trưởng thành là một thanh niên giỏi võ nghệ, cùng gia đình tổ chức lưu dân khai khẩn vùng đất Cù lao Giêng, tiêu diệt hổ dữ tạo sự bình yên cho cuộc sống. Tuy nhiên lúc Nguyễn Văn Thư trưởng thành cũng là lúc vùng Gia Định đang có sự tranh chấp quyết liệt giữa 2 thế lực, một bên là nhà Tây Sơn, lúc đó còn tiêu biểu cho khởi nghĩa nông dân, một bên là các Chúa Nguyễn, đại diện là Nguyễn Ánh.
Nông dân Gia Định rất biết ơn các Chúa Nguyễn. Nhờ sự phát triển, mở mang của các Chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong, mới có vùng đất Gia Định. Nhưng lúc đó thế lực Nguyễn Ánh quá yếu, nhiều lần thất bại thảm hại, trước sự tấn công của Nhà Tây Sơn. Bức bách, Nguyễn Ánh lại phạm sai lầm khi cầu viện quân đội nước ngoài (Xiêm La và Pháp) vào để đánh quân Tây Sơn, mà ngày nay lịch sử phê phán là “cõng rắn cắn gà nhà”. Có lẽ vì vậy, Nguyễn Văn Thư đã không theo Nguyễn Ánh ngay từ đầu (năm 1777), khi Nguyễn Ánh vừa khởi nghiệp như Nguyễn Văn Thoại, Hồ Văn Lân, Dương Công Trừng…. Theo truyền thuyết của Nguyễn tộc, Nguyễn Văn Thư còn lãnh đạo đội nghĩa dõng của mình chiêu mộ, đánh tan tàn quân Xiêm sau khi chúng thua trận ở Rạch Gầm – Xoài Mút trốn chạy về ngang qua Cù lao Giêng, ghé lại cướp bóc.
Đầu năm 1787, một biến cố bất ngờ xảy ra trong nội bộ phong trào Tây Sơn. Có sự bất hòa giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Đỉnh điểm, Nguyễn Huệ đã đem hơn 60 ngàn quân vào vây thành Qui Nhơn. Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành kêu khóc, kêu gọi tình anh em ruột thịt, Nguyễn Huệ mới giải vây, rút quân về. Cuộc chiến này, theo Tạ Chí Đại Trường trong sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 - 1802), tạo ra một sự kinh ngạc lớn cho dân chúng thời bấy giờ, uy tín của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bị sụt giảm nghiêm trọng.
Là một người thường xuyên đi lại kết giao, theo dõi thời cuộc, có lẽ cuộc chiến nội bộ trong phong trào Tây Sơn có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và hành động của ông. Do đó, cuối năm 1787 (năm Đinh Mùi) Nguyễn Văn Thư ra đầu quân dưới trướng của Tôn Thất Hội, nghĩa là Nguyễn Văn Thư quyết định theo Nguyễn Ánh.
Khi gia nhập quân Nguyễn Ánh, Nguyễn Văn Thư đã đem hết tài năng ra thi thố. Nhờ tài giỏi, có đức độ, nên dù thời gian khá ngắn ngủi, Nguyễn Văn Thư liên tiếp được phong các chức vụ sau:
Cuối năm Đinh Mùi (1787) ra đầu quân “chiêu mộ nghĩa dũng, theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc”, được phong Cai đội.
Tháng 6 năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Ánh cho đặt thêm đạo Kiên Đồn ở cửa sông Trà Ôn thuộc dinh Long Hồ, Nguyễn Văn Thư thăng chức Tổng nhung cai cơ giữ đạo Kiên Đồn. Tháng 10 ông được thăng Chánh trưởng chi chi Tiền hậu quân, đem quân đóng ở Sao Châu phòng giữ phủ Ba Thắc (tức vùng Sóc Trăng – Trà Vinh ngày nay).
Năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Văn Thư thăng Phó tướng hậu quân.
Năm Tân Hợi (1791) ông chuyển làm Phó tướng Tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ, coi thu thuế nhà nước ở hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc.
Mùa hạ năm Nhâm Tý (5/1792), thuộc cấp của ông nhũng nhiễu quân Phiên (lính người Khmer trong quân đội Nguyễn Ánh). Việc bị phát giác. Nguyễn Văn Thư bị kết tội oan là dung túng cho thuộc hạ nhũng nhiễu, giáng xuống làm Cai đội.
Năm Giáp Dần (1794) ông được minh oan và phục chức Phó tướng Tiền quân, sung vào đoàn quân của Tôn Thất Hội giải vây thành Diên Khánh. Mùa hạ năm Giáp Dần (5/1794), “Thuyền vua tiến đến cửa biển Thị Nại. Sai Tôn Thất Hội lãnh quân các vệ đánh các bảo Tiêu Cơ, Mai Nương, đều lấy được. Giặc tan chạy. Ta bắt được hơn 40 cỗ đại bác và khí giới không xiết kể. Phó tướng Tiền quân Nguyễn Văn Thư bị trúng đạn chết (Sau tặng Chưởng dinh).”
Đối chiếu giữa Quốc sử quán Triều Nguyễn (Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện…) và sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 - 1802) của tác giả Tạ Chí Đại Trường, có thể kết luận Nguyễn Văn Thư và hai em (Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện) tử trận ngày 24/5/1794 âm lịch, ở cửa biển Thị Nại.
Từ một nông dân, chỉ hơn 3 năm đầu quân (1787 - 1791), Nguyễn Văn Thư đã nhanh chóng được thăng chức Phó tướng hậu quân rồi Phó tướng Tiền quân. Sau đó bị tội do liên đới trách nhiệm (5/1792), giáng xuống làm Cai đội, nhưng chỉ sau hơn một năm đã được phục chức.
Do vậy, sau khi lên ngôi vua năm 1802, Gia Long đã truy tặng các tướng sĩ có công góp phần dựng lại cơ nghiệp. Vua nhìn thấy công lao to lớn của Nguyễn Văn Thư, nên đã ban cho ông Đặc Tiến Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc Hầu, được liệt thờ ở miếu Trung hưng Công thần.
Năm Gia Long thứ 13 (1814), Nguyễn Văn Thư còn được Gia Long cấp sắc truy phong “Thụy Uy Dũng”. Sắc này được ông Nguyễn Văn Thuyền, con trai duy nhất đưa về phụng thờ, cúng giỗ hàng năm, vào ngày 27 – 28/5 âm lịch ở quê Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cũng năm này, Sứ giả triều đình đến cù lao Giêng báo hung tin và tổ chức lễ “du hồn” cho ông và hai em. Ba hình nhân bằng sáp được làm từ kinh đô Huế, mặc võ phục thủy binh, có kích thước gần bằng người thật, tượng trưng cho thi hài Nguyễn Văn Thư và hai em, được an táng tại quê nhà, đúng lễ nghi quân cách.
Cũng cần phân biệt Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư với hàng tướng Nguyễn Văn Thư. Sách Đại Nam Thực lục chính biên, Đệ nhất kỷ, tập II (NXB Sử học Hà Nội, trang 227) ghi: “Lấy hàng tướng chỉ huy Nguyễn Văn Thư làm Phó Hiệu úy Tiền chi Trung quân”. Đây là trường hợp trùng tên. Cụm từ “hàng tướng” để chỉ người của nhà Tây Sơn chạy theo về Nguyễn Ánh. Khi xuất hiện nhân vật hàng tướng Nguyễn Văn Thư vào tháng 11/1795, lúc đó Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư đã mất.
Về những người em của Nguyễn Văn Thư
Năm 1787, khi Nguyễn Ánh cho người về mộ quân ở cù lao Giêng, cả 4 anh em Nguyễn Văn Thư đều đầu quân. Nhưng sau đó, chỉ có 3 người anh tham gia chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Tôn Thất Hội. Còn người em út là Nguyễn Văn Thập được sung vào hương binh. Sau đó, ông được đề cử làm Hương chủ cho cả 3 làng trên cù lao Giêng.
Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện chiến đấu sát cánh cùng Nguyễn Văn Thư và cùng bị trúng đạn chết ở cửa biển Thị Nại ngày 24/5/1794. Cho nên năm 1814, Sứ giả triều đình về xây mộ gió cho cả 3 ông, nhất định phải có sắc phong cho cả 3 người. Rất tiếc, có lẽ do Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện chỉ có con gái, trong điều kiện xã hội phong kiến, đã không gìn giữ được sắc phong vua ban cho ông cha của mình, đến nay sắc phong không còn tìm thấy. Chúng ta còn cần phải tiếp tục tìm tòi, tra cứu trong Quốc sử quán Triều Nguyễn để làm rõ hơn về sự nghiệp của hai ông.
Kết luận
Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư là một võ tướng có tài thao lược, có đức độ, một người con ưu tú của cù lao Giêng, Chợ Mới - An Giang. Ông trưởng thành trong thời kỳ đất Gia Định có sự tranh chấp quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Mặc dầu chịu ơn các Chúa Nguyễn đối với việc mở mang vùng đất Gia Định, nhưng Nguyễn Văn Thư không vội vàng theo Nguyễn Ánh ngay từ đầu. Đến khi xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ phong trào Tây Sơn, uy tín phong trào Tây Sơn sụt giảm nghiêm trọng, cuối năm 1787, ông mới đầu quân theo Nguyễn Ánh. Việc Nguyễn Văn Thư đầu quân theo Nguyễn Ánh góp phần cho lực lượng Nguyễn Ánh mạnh hơn hẳn lực lượng Tây Sơn trên vùng Gia Định để đến năm 1789 thế lực Nguyễn Ánh đã hoàn toàn làm chủ đất này. Sau hơn 3 năm đầu quân, ông đã được thăng giữ chức Phó tướng Tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ, đây là chức võ quan cao cấp, trật Chánh nhị phẩm.
Tuy nhiên, do ông chết trận quá sớm, từ tháng 5/1794, 8 năm trước khi Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi vua. Mặc dù Gia Long nhìn thấy công lao to lớn của ông, đã sắc phong Đặc Tiến Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc Hầu, thụy Uy Dũng. Nhưng do định kiến của lịch sử, do bụi mờ thời gian che khuất, ngày nay chúng ta biết rất ít về thân thế và sự nghiệp của Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư.
Đối chiếu niên đại, rõ ràng Nguyễn Văn Thư là người được Triều Nguyễn phong tước hầu sớm nhất so với các ông hầu khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Xét về tài năng, nhân cách và đức độ, Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư xứng đáng để chúng ta tôn vinh như Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại.
ĐẶNG HOÀI DŨNG
Tài liệu tham khảo:
1- Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán Triều Nguyễn.
2- Đại Nam thực lục. Quốc sử quán Triều Nguyễn.
3- Đại Nam liệt truyện. Quốc sử quán Triều Nguyễn.
4- Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức,
5- Lịch sử xứ Đàng Trong của Phan Khoan.
6- Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 – 1802) của Tạ Chí Đại Trường.
7- Kỷ yếu Hội thảo khoa học lịch sử “Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư” tại An Giang ngày 25.12.2015.